15/05/2025
Tăng nguồn lực để công tác phòng chống tác hại thuốc lá được bền vững
Trong khuôn khổ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An - Nguyễn Hoàng Uyên có ý kiến về chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá.
Phóng viên (PV): Bà đánh giá thế nào đối với việc kiểm soát buôn lậu thuốc lá, gian lận thương mại và thất thu thuế một khi tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt cho thuốc lá?
Bà Nguyễn Hoàng Uyên: Để đảm bảo hiệu quả trong việc thực thi chính sách thuế tôi thiết nghĩ việc kiểm soát chặt chẽ đối với buôn lậu thuốc lá, gian lận thương mại và thất thu thuế, đặc biệt tại các khu vực biên giới là cực kỳ cần thiết.
Vì vậy, bên cạnh chính sách tăng thuế, đồng thời cần triển khai mạnh các biện pháp về kiểm soát tốt quản lý thị trường, đặc biệt là thiết lập cơ chế kiểm soát đồng bộ, liên ngành và xử lý nghiêm hàng lậu để đảm bảo mục tiêu kép: tăng thu ngân sách, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu.
Trì hoãn tăng thuế không phải là giải pháp để kiểm soát buôn lậu thuốc lá, mà ngược lại kiểm soát buôn lậu và tăng thuế thuốc lá là hai biện pháp cần thực hiện đồng thời và bổ trợ cho nhau.
PV: Ngoài việc tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt thì Chính phủ có cần tăng thêm nguồn lực cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá thưa bà?
Bà Nguyễn Hoàng Uyên: Theo tôi, Chính phủ cần quan tâm tăng cường bổ sung nguồn lực cho công tác Phòng chống tác hại thuốc lá do mỗi năm chi phí điều trị bệnh liên quan đến thuốc lá lên tới 108 nghìn tỷ đồng, trong khi đó kinh phí cho các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá hiện nay còn rất hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá – Bộ Y tế.
Tăng thuế thuốc lá không chỉ là một quyết định kinh tế mà đó là một lựa chọn về sức khỏe cộng đồng, về tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam và chất lượng giống nòi. Tôi tin rằng, với tầm nhìn và trách nhiệm, những điều chỉnh cần thiết trong lần sửa đổi Luật này, góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân và phát triển bền vững đất nước, hướng tới kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
PV: Xin cảm ơn bà.
Đoàn giám sát liên ngành của tỉnh giám sát việc thực thi Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại các địa điểm được phép có phòng hút thuốc lá.
Ngày 30-11-2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong Nghị quyết của Quốc hội có nêu rõ nội dung:Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.
Quyết định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.
Như vậy, khi TLĐT chính thức bị cấm từ 2025 thì hành vi buôn bán TLĐT được xem là buôn bán hàng cấm và sử dụng TLĐT cũng tương tự việc sử dụng chất cấm.
Khi TLĐT trở thành hàng cấm, người có hành vi sử dụng, sản xuất, buôn bán tiêu thụ TLĐT tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh liên quan.
Hiện nay, vềxử phạt hành chính người sử dụng chất cấmđược quy định tại khoản 1 Điều 23Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo căn cứ này, thìngười sử TLĐT có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
|
Thanh Bình thực hiện