image banner
CẦN ĐƯỚC KHUYẾN CÁO TRỮ NƯỚC MƯA ĐÚNG CÁCH

Tại huyện Cần Đước, nước mưa là nguồn tài nguyên được người dân tận dụng hiệu quả phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Tập quán trữ nước mưa được hình thành như một giải pháp dự phòng cho tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Việc phối hợp liên ngành để bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước, chủ động triển khai các giải pháp cấp nước, thu, trữ nước an toàn để đảm bảo đủ nước sạch cho người dân vào mùa khô, nhất là những khu vực chịu ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn hạn chế tác động của biến đổi khí hậu song song với phòng chống bệnh dịch liên quan tới nguồn nước và phòng chống thiên tai là mục tiêu quan trọng mà huyện Cần Đước hướng tới.  

Bên cạnh những lợi ích, việc tích trữ nước chưa đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, ngoài những hoạt động phòng dịch thường qui, vào đầu mùa mưa là giai đoạn quan trọng mà ngành y tế huyện Cần Đước tăng cường triển khai công tác lấy mẫu, kiểm tra nguồn nước, song song với tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tập trung vào việc hướng dẫn người dân trữ nước mưa đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Anh-tin-bai

Ngành y tế lưu ý người dân 05 vấn đề trọng tâm trong việc trữ nước mưa đúng cách, bao gồm:

Thứ nhất, người dân cần đánh giá nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình mình trong mùa khô để lựa chọn kích thước, số lượng bồn chứa phù hợp với điều kiện cụ thể của từng gia đình để tối ưu hóa việc trữ nước đồng thời giảm gánh nặng chi phí nước sinh hoạt và khan hiếm nước vào thời điểm cuối mùa khô. Có thể tham khảo vào nhu cầu nước ở vùng nông thôn là khoảng 40 – 60 lít/người/ngày để tính toán.

Thứ hai, trước khi trữ nước, cần rửa sạch dụng cụ và chọn vị trí trữ nước xa nơi nuôi gia súc, gia cầm, nhà vệ sinh. Nên thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để kịp thời kiểm tra dọn, rửa sạch dụng cụ chứa nước mái và vệ sinh mái nhà trước mùa mưa.

Thứ ba, vào đầu mùa mưa, nước mưa phần lớn bị ô nhiễm do chứa nhiều axít, bụi, các vi khuẩn gây bệnh vì thế nên bỏ qua vài cơn mưa đầu mùa rồi mới hứng nước. Cũng không nên dùng trực tiếp nước mưa mà cần phải xử lý đúng cách bằng cách nấu sôi, lọc, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, các bệnh về tiêu hoá, da liễu, giun sán ...

Thứ tư, tuyệt đối không dùng nước mưa hứng từ mái rạ, mái lá dừa nước, tấm lợp xi măng (vì có chất ami-ăng gây ung thư); chỉ nên hứng từ mái nhà ngói, mái tôn hoặc bê tông.  Nên hứng nước mưa sau cơn mưa to khoảng 15 phút. Tuyệt đối không ra ngoài mưa, hứng nước trong những cơn mưa dông kèm sấm sét. Nên dùng vải mùng bọc kín các miệng lu, khạp, bồn chứa để lọc bụi bẩn, dị vật. Tuyệt đối không cầm nắm các nắp đậy bằng kim loại trong cơn mưa.

Thứ năm, trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện bồn nước có màu, mùi lạ, cần kiểm tra xem có xác côn trùng, động vật chết hay không. Nếu có hiện tượng lạ, tuyệt đối không được sử dụng cho sinh hoạt, phải tháo bỏ, chà rửa bằng dung dịch tẩy uế, xử lý ngay bằng dung dịch Chloramin B, hoặc clorua vôi để tránh nhiễm mầm bệnh.

Ngoài những lưu ý trên, ngành y tế cũng lưu ý thêm, khi sử dụng nước mưa cho ăn uống nên dùng máy lọc nước; nên ăn chín, uống nước đun sôi ít nhất trong 5 phút, sử dụng trong vòng 24 giờ, đựng nước vào trong bình chứa đạt tiêu chuẩn vệ sinh tránh vi khuẩn có cơ hội gây nhiễm khuẩn.

Tin, ảnh: Nguyễn Ngọc Đan Tuyền

Thông báo
 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement  

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1