image banner
Nhận biết sớm các dấu hiệu để ngăn ngừa người có ý định tự tử

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới, hằng năm có khoảng 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm (tương đương cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử). Theo số liệu thống kê năm 2014, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên 10-24 tuổi.

Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên 15-24 tuổi đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua, trong đó nhóm tuổi 11-17 có tỉ lệ tự tử cao nhất. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng, trên thực tế con số có thể nhiều hơn so với số liệu thống kê. Phương tiện phổ biến nhất được trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng để tự tử là nhảy từ các tòa nhà cao tầng hoặc chạy vào dòng xe cộ.

Do vậy, việc ngăn ngừa tự tử cần bắt đầu từ khâu phát hiện sớm những dấu hiệu của người có ý định tự tử để kịp thời ngăn chặn và cứu giúp. Có 10 dấu hiệu thường thấy ở những người có ý định tự tử. Đó là:

 1. Nói về tự tử, về cái chết

2. Chuẩn bị các phương tiện để tự tử

3. Quan tâm tới cái chết

4. Không còn hy vọng về tương lai

5. Căm ghét, đày đoạn bản thân

6. Sắp xếp tư trang và các việc riêng

7. Nói những lời tạm biệt

8. Rút lui khỏi người thân, bạn bè

9. Có hành vi khác thường

10. Đột ngột thay đổi tâm tính

Để giúp đỡ người có ý định tự tử, hãy nói một cách chân thành cho họ hiểu bạn rất quan tâm tới họ và họ không cô đơn. Cùng với đó là lắng nghe họ và khuyến khích họ nói ra, trút bỏ những nỗi đau, sự giận dữ. Hãy điềm tĩnh, chấp thuận những lời họ nói mà không phán xét, không tranh luận đúng sai về những gì họ đang nói.

Tạo niềm tin, hy vọng cho họ để họ nhận ra rằng căng thẳng, trầm cảm chỉ là tạm thời, xung quanh họ còn nhiều sự giúp đỡ, còn nhiều người thân, nhiều việc quan trọng với họ và cuộc sống của họ rất có ý nghĩa.

Nỗ lực tìm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình, bạn bè của họ. Liên lạc với các chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội, nhân viên y tế để họ có các biện pháp trị liệu phù hợp. Hãy chủ động và tự tin vào khả năng giúp đỡ, cứu chữa của bạn sẽ ngăn chặn được tự tử, chủ động gọi điện hoặc tới thăm người có ý định tự tử để giúp đỡ họ.

Khuyến khích họ thay đổi lối sống lành mạnh, lạc quan, như lôi kéo họ vào các hoạt động thể dục thể thao, ăn, ngủ điều độ, không sử dụng các chất kích thích. Cung cấp cho họ những thông tin, địa chỉ cần thiết để khi gặp khó khăn bế tắc họ có thể liên lạc tìm kiếm sự giúp đỡ. Di chuyển họ tránh xa những đồ vật có thể giúp tự tử như dao, kéo, nhà cao tầng, thuốc ngủ…

Tiếp tục theo dõi, giúp đỡ họ kể cả khi họ nói không còn ý tưởng tự tử nữa. Họ rất cần sự gần gũi, giúp đỡ của mọi người xung quanh để cân bằng cuộc sống.

 Tự tử là một cái chết có thể được ngăn chặn, điều quan trọng đối với mỗi chúng ta là không ngừng quan tâm, chăm sóc, sức khỏe tinh thần của bản thân, gia đình, bạn bè và cộng đồng để phòng ngừa các bệnh rối nhiễu tâm trí và bệnh tâm thần.

Có một tỷ lệ đáng kể những người tự tử chết mà không được khám ở chuyên khoa tâm thần. Do đó việc tăng cường phát hiện, chuyển và quản lý những người rối loạn tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một bước quan trọng trong ngăn ngừa tự tử.

Anh-tin-bai

Ảnh: Hãy nhớ luôn có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần.

Thanh Bình

Thông báo
 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

 


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1